Việt Nam hướng tới phát triển nông nghiệp xanh

|

Việt Nam hướng tới phát triển nông nghiệp xanh

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Cô;ng ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nô;ng nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô; hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.
 
Dần chuyển đổi sang nô;ng nghiệp xanh, phát thải thấp

Nô;ng nghiệp xanh là nền nô;ng nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, cô;ng nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nô;ng nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nô;ng sản, phát triển cô;ng nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nô;ng dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nô;ng nghiệp.… đảm bảo nô;ng nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế-xã hội và mô;i trường.

 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Với nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh, giảm phát thải cũng như thực thi các cam kết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nô;ng nghiệp và nô;ng thô;n bền vững giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050… Tất cả đều hướng đến thúc đẩy nền nô;ng nghiệp thân thiện với mô;i trường, cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, mô; hình nô;ng nghiệp xanh đang ngày càng được người nô;ng dân quan tâm. Tại nhiều địa phương, nhiều mô; hình đã và đang trong quá trình chuyển đổi phát triển nô;ng nghiệp xanh, sinh thái theo xu hướng thị trường thế giới cũng như giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã nâng cao về nhận thức cho nô;ng dân trong việc giảm lượng giống gieo sạ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo“4 đúng,” giảm lượng phân bón vô; cơ, đi đô;i với nhiều tiến bộ kỹ thuật như "3 giảm 3 tăng," "1 phải 5 giảm," kỹ thuật tưới nô;ng-lộ- phơi... Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã và đang mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giảm gây ô; nhiễm mô;i trường.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí methane sinh ra càng nhiều. Các ruộng lúa được áp dụng kỹ thuật tưới nô;ng-lộ-phơi giúp giảm khoảng 3,5 lần lượng phát thải khí nhà kính so với các ruộng lúa để ngập nước suốt cả vụ.

Hay mô; hình lúa-tô;m, lúa-cá… là một trong nh??ng mô; hình điển hình về thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực Đồng bằng sô;ng Cửu Long khô;ng chỉ nâng cao giá trị cho sản xuất, mà còn giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền nô;ng nghiệp xanh, bền vững. Đây chính là những hướng đi mới phù hợp với thị trường hiện nay bởi trên thị trường thế giới, nhiều quốc gia đã khuyến khích, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng EU sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm nô;ng nghiệp bền vững.

Trong chăn nuô;i, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nô;ng nghiệp theo hình thức dựng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mô; khác nhau. Cùng với các cô;ng trình khí sinh học, ngành chăn nuô;i đang đẩy mạnh hướng dẫn nô;ng dân thu gom chất thải vật nuô;i để nuô;i trùn quế, ruồi lính đen… tạo nguồn protein làm thức ăn cho vật nuô;i trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuô;i tăng cao, vừa chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ, giảm tác hại đến mô;i trường. Điển hình như trong chăn nuô;i bò của Cô;ng ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình, để tạo nguồn thức ăn, đơn vị thu mua toàn bộ phụ phẩm nô;ng nghiệp: thân cây ngô;, rơm, đậu lạc…. sản xuất thành thức ăn chăn nuô;i. Tận thu các phế phẩm của ngành sản xuất gỗ như: dăm, bào, mùn cưa… sản xuất thành đệm sinh học. Thức ăn của vi sinh vật trong đệm sinh học chính là chất thải của bò. Việc chuyển hóa này sẽ giúp chuồng trại khô;ng có mùi hô;i, luô;n sạch sẽ. Đặc biệt, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sẽ tái chế các đệm sinh học này và đây cũng là nguồn thu có ý nghĩa nhất định trong thu nhập của doanh nghiệp. Cách làm trên đang được Cô;ng ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình và Hội đồng Doanh nghiệp nô;ng nghiệp Việt Nam cùng nô;ng dân, trang trại cho đến các doanh nghiệp lớn lan tỏa để xây dựng hệ sinh thái nô;ng nghiệp tuần hoàn.

Nhờ triển khai nhiều mô; hình sản xuất nô;ng nghiệp xanh, sạch nên sản phẩm nô;ng nghiệp, thủy sản sạch, truy xuất được nguồn gốc đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều tra cô;ng bố năm 2020 của Tổ chức Nô;ng nghiệp Quốc tế cho biết, sản phẩm nô;ng nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang 180 nước trên thế giới, bao gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italy…

Theo Bộ Nô;ng nghiệp và Phát triển nô;ng thô;n (NN&PTNT), để hội nhập trong kinh tế nô;ng nghiệp, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Nô;ng nghiệp carbon thấp là một trong nh??ng ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 là đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Bộ NN&PTNT đang định hướng xây dựng nh??ng chính sách quản lý sử dụng tài nguyên hướng thân thiện với mô;i trường, nhấn mạnh vào 2 ngành có lượng thải carbon lớn của Việt Nam là chăn nuô;i và trồng lúa.

Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nô;ng nghiệp

Tháng 9/2022, Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 nhằm mục tiêu phát triển nô;ng nghiệp theo hướng sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững...

Theo đó, phát triển nô;ng nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; giảm ô; nhiễm mô;i trường nô;ng nghiệp, nô;ng thô;n, hướng đến nền kinh tế trung hòa các bon vào năm 2050.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nô;ng nghiệp từ 2,5 – 3%/năm. Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nước, thủy sản, rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngành nô;ng nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%; có ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Cùng với chuyển đổi 300 nghìn ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn cả về kinh tế và mô;i trường, ngành nô;ng nghiệp phấn đấu diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuô;i hữu cơ đạt khoảng 2 – 3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuô;i sản xuất trong nước.

Đồng thời, mở rộng quy mô; áp dụng các thực hành sản xuất nô;ng nghiệp tốt nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nô;ng nghiệp. Xây dựng nô;ng thô;n mới đảm bảo đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững; hình thành lối sống hòa hợp với mô;i trường và thiên nhiên, bảo vệ và phát triển cảnh quan, mô;i trường xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Để đạt mục tiêu trên, lĩnh vực trồng trọt sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu từng vùng, miền; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ổn định, quy mô; lớn. Đẩy mạnh áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, gây ô; nhiễm mô;i trường, làm thoái hóa đất canh tác và phát thải khí nhà kính.

Ngành sẽ chuyển đổi phương thức chăn nuô;i quy mô; nhỏ, phân tán sang chăn nuô;i trang trại, hình thành vùng chăn nuô;i trọng điểm gắn với bảo vệ mô;i trường, an toàn sinh học và ứng dụng cô;ng nghệ. Tất cả các cơ sở chăn nuô;i, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuô;i phải có giải pháp kiểm soát mô;i trường phù hợp, bảo đảm khô;ng gây ô; nhiễm mô;i trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuô;i trồng thủy sản, chăn nuô;i cô;n trùng, sản xuất năng lượng tái tạo…

Đối với thủy sản, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững phù hợp với các chuẩn mực và thô;ng lệ quốc tế. Áp dụng đối tượng nuô;i trồng thủy sản mới có hiệu quả cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu. Ngành sẽ điều chỉnh cường độ và cơ cấu khai thác hải sản đảm bảo hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học.

Đối với lâm nghiệp, ngành sẽ phát triển vù;ng nguyên liệu rừng trồng tập trung; phục hồi rừng tự nhiên, phát triển nô;ng lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ theo hướng sản xuất hàng hóa. Mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý bền vững; phát huy tối đa dịch vụ mô;i trường rừng để tạo nguồn thu; khai thác các tiềm năng, các dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon.

Trong chế biến nô;ng, lâm, thủy sản sẽ xử lý triệt để tình trạng gây ô; nhiễm mô;i trường. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các là;ng nghề truyền thống, gắn hoạt động kinh tế với dịch vụ du lịch và bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ. Hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình đổi mới cô;ng nghệ, trang thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và giảm ô; nhiễm trong sản xuất ở các là;ng nghề và các cơ sở ngành nghề ở nô;ng thô;n; phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Ngành thúc đẩy tiêu dùng xanh, phát triển thị trường cho các sản phẩm nô;ng lâm thủy sản sản xuất theo hướng xanh dưới các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đầu tư và sản xuất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại… Phát triển chuỗi giá trị nô;ng sản xanh, carbon thấp cho các ngành hàng nô;ng sản chủ lực, gắn với việc dán nhãn cho nô;ng sản, sản phẩm OCOP xanh.

Bộ cũng hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới mô; hình tăng trưởng ngành nô;ng nghiệp theo hướng xanh, sinh thái; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nô;ng nghiệp xanh, sinh thái; chuyển đổi số và đổi mới cô;ng nghệ để sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ mô;i trường.

Để có nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, Ngành chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp cho thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyển giao cô;ng nghệ nhằm đưa nô;ng nghiệp Việt Nam thành hình mẫu về phát triển nô;ng nghiệp xanh, carbon thấp, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi nô;ng sản toàn cầu góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là giảm metan trong trồng trọt và chăn nuô;i, chuỗi nô;ng sản, khô;ng gây mất rừng và làm cạn kiệt tài nguyên rừng./.


Thu Hường
 
 
 

Link Tải Xuống cá cược của Devil Wealth